Một trong những cách thức được cư dân mạng sử dụng nhiều nhất là “review bombing”, khi mà họ chỉ đơn giản là spam liên tục những nội dung tiêu cực trên các trang chuyên đánh giá, như Metacritic hay Rotten Tomatoes.
Valve, nhà phát triển của Dota 2, là một trong những hãng đầu tiên tiến hành công khai tất cả những đánh giá từ phía người dùng. Steam tiến hành đo lường tất cả những đánh giá tiêu cực rồi đăng tải tất cả số lượng của chúng theo các mốc thời gian…
Tuy nhiên, khi Valve tiến hành thử nghiệm hệ thống mới mẻ này lại đi nhận được sự phản đối kịch liệt từ phía người dùng. Tựa game chủ lực của hãng, Dota 2, đã nhận được hơn 7.000 đánh giá tiêu cực trên trang Steam (tính từ ngày 25/8 vừa qua) từ phía đông đảo người dùng – trong đó có không ít người chưa từng chơi tựa game MOBA này bao giờ.
Lý do đằng sau một loạt những phản ứng mạnh mẽ từ phía cộng đồng người chơi game tới từ sự thất vọng khi Valve quyết định bỏ mặc series Half-Life. Thương hiệu game FPS lừng danh này đã ngừng hoạt động kể từ khi Half-Life 2: Episode Two ra mắt vào ngày 10/10/2007.
Câu chuyện càng trở nên nóng hơn khi cựu biên kịch của series Half-Life, Marc Laidlaw, đã cho đăng tải một bài viết có tựa đề “Epistle 3” hồi cuối tháng 8 vừa qua. Bài viết trên trang blog cá nhân của Laidlaw được cho là phần kết của series Half-Lifegồm ba phần – đồng nghĩa với việc gần như sẽ không bao giờ có Half-Life 2: Episode Threenữa.
Fan Half-Lifeđã “rủ nhau” trút cơn giậnlên trang Steam của Dota 2, trong đó rất nhiều người đề cập đến cái tên “Half-Life 3” trong những bình luận tiêu biểu:
Một trong những sự không hài lòng của cộng đồng người chơi game tới từ thông báo của Valve xoay quanh tựa game đấu bài Artifact, chỉ ngay sau khi kịch bản của "Epistle 3" được hé lộ. Điều này đã dấy lên sự ức chế của nhiều fan Half-Life 3khi họ cho rằng Valve đã hủy bỏ vĩnh viễn dự án để dồn lực phát triển Artifact.
Tuy nhiên, bản thân Laidlaw đã phủ nhận hoàn toàn cáo buộc trên và cho rằng Valve không liên can.
Nói vậy không có nghĩa là fan Dota 2không nằm trong số những người đã thực hiện vụ “review bombing” vừa qua. Vào ngày 01/11/2013, cộng đồng Dota 2cũng đã thực hiện một vài hành động ngay khi xuất hiện thông tin Valve sẽ không giới thiệu lại game-mode dành riêng cho dịp lễ Halloween có tên gọi “Diretide” mà hãng đã từng cho ra mắt lần đầu vào cùng thời điểm năm 2012.
Chịu(Theo Dot Esports)
" alt=""/>Dota 2 nhận hơn 7000 đánh giá tiêu cực trên Steam chỉ trong vài ngàyBộ NN&PTNT số hóa văn bản trong hệ thống hành chính Nhà nước
Theo cổng thông tin Bộ NN&PTNT, các nhiệm vụ trọng tâm của quyết định này gồm rà soát, sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống văn phòng điện tử của Bộ và ban hành danh mục các văn bản, tài liệu trao đổi chính thức bằng văn bản điện tử của Bộ
Bộ NN&PTNT cũng nâng cấp văn phòng điện tử, kết nối trục liên thông văn bản quốc gia với các nội dung như: Hoàn thiện chức năng quản lý văn bản đi, đến trên hệ thống phần mềm văn phòng điện tử dùng chung; phối hợp với Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) kết nối liên thông chức năng gửi nhận văn bản trên hệ thống Văn phòng điện tử với trục liên thông văn bản quốc gia; thử nghiệm và thực hiện gửi nhận văn bản điện tử giữa các Bộ, ngành, địa phương trên trục liên thông văn bản quốc gia; Xây dựng trục liên thông văn bản nội bộ Bộ Nông nghiệp và PTNT; đảm bảo hạ tầng kỹ thuật kết nối, liên thông giữa hệ thống Văn phòng điện tử của Bộ với trục liên thông văn bản quốc gia, trục liên thông văn bản nội bộ của Bộ; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong gửi nhận văn bản điện tử; kiểm tra, giám sát, đánh giá an toàn thông tin cho trục liên thông văn bản nội bộ của Bộ.
" alt=""/>Bộ NN&PTNT số hóa văn bản trong hệ thống hành chính Nhà nướcNếu iPhone sập nguồn hoặc không được sử dụng trong 48 giờ liên tục, độ bảo mật sẽ còn cao hơn nữa khi bạn cần phải có passcode để khởi động lại máy.
Bảo mật iPhone luôn là một bài toán khó đối với những kẻ chuyên “cầm nhầm” điện thoại của người khác, và cũng là một vấn đề nan giải với những chuyên gia hàng đầu ở các cơ quan luật pháp.
Dữ liệu của bạn vẫn có nguy cơ bị đánh cắp khi được đưa lên cloud ở các server Apple hoặc được lưu trữ trong các ứng dụng khác trong điện thoại. Tuy nhiên, nếu bạn bạn sử dụng bộ nhớ trong của iPhone thì khó có ai có thể lấy được chúng từ bạn.
Với độ bảo mật cao như vậy, những gã trộm cướp hay các chuyên gia pháp y kĩ thuật số đã chuyển hướng sang cách dễ dàng hơn là khai thác hệ thống sao lưu tự động của iPhone.
Nếu iPhone nhận chiếc máy tính của bạn là một thiết bị tin cậy (trusted device), khả năng cao là dữ liệu điện thoại sẽ tự động backup trên máy tính ấy. Điều này đồng nghĩa với việc toàn bộ dữ liệu trong điện thoại bạn sẽ được chuyển sang máy tính.
Ngay cả khi máy tính không phải là thiết bị đáng tin cậy thì chỉ cần đăng nhập dấu vân tay là bạn đã có thể thay đổi điều đó. Công nghệ này có thể bị qua mặt dễ dàng nhờ công nghệ in 3D. Và một khi đã đăng nhập vào được, bạn có thể khai thác dữ liệu trên điện thoại người khác.
Tuy nhiên, vân tay không là chưa đủ, bạn sẽ cần passcode nữa!
Cách trên nghe khá giống với cách để mở khóa iPhone ngoại trừ việc nó sẽ giúp bạn đăng nhập được lâu hơn và khai thác được nhiều dữ liệu hơn. Khi một chiếc máy tính được đưa vào danh sách các thiết bị đáng tin cậy, bạn có thể sử dụng chiếc máy tính đó để kéo bản backup trên điện thoại ra bất cứ lúc nào mà không cần đăng nhập.
Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng thực chất thiết lập một thiết bị tin cậy là một quá trình đầy khó khăn. Và với iOS 11, nó sẽ còn đặt ra nhiều thử thách hơn nữa.
ElcomSoft đã phân tích chi tiết về một tính năng bị bỏ qua trong iOS 11. Tính năng này sẽ giúp hệ điều hành của bạn khó bị crack hơn. Giờ đây, để lựa chọn thiết bị tin cậy thì sử dụng dấu vân tay thôi là chưa đủ. Bạn cần có passcode hoàn chỉnh nữa, giống như việc mở khóa iPhone sau khi reset máy vậy.
Tính năng này có vẻ không có gì to tát lắm, nhưng nó sẽ gây nhiều khó khăn cho cảnh sát khi họ có quyền hợp pháp sử dụng vân tay người khác trong các vụ điều tra. Tuy nhiên, passcode lại là một vấn đề khác mà không dễ để họ có thể vượt qua.
Tóm lại, nếu bạn sử dụng vân tay giả, bạn vẫn đủ khả năng để đăng nhập vào điện thoại (miễn là nó không bị khóa) và mở ứng dụng cũng như lấy các dữ liệu bạn cần. Tuy nhiên, việc sao lưu điện thoại trên một thiết bị đáng tin cậy là một phần quan trọng trong quá trình nghiên cứu pháp y hiện đại và cũng là một trong những cách để các điều tra viên thu thập toàn bộ dữ liệu họ cần.
Với iOS 11, việc đó sẽ trở nên khó khăn hơn nếu không có sự cho phép của người dùng. Điều này càng làm nóng hơn các cuộc tranh luận về công nghệ mã hóa.
Lý do vì sao Apple đưa ra thay đổi này hiện vẫn còn là một ẩn số. Tuy nhiên, các tin đồn về việc chiếc iPhone tiếp theo sẽ loại bỏ hoàn toàn tính năng TouchID có lẽ đã phần nào làm sáng tỏ điều này.
Theo GenK
" alt=""/>Dữ liệu điện thoại của bạn sẽ an toàn hơn rất nhiều với iOS 11